Esênpro

Tìm hiểu về người NÙNG ở VIỆT NAM! Coppyright by đức hoàng

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Người nùng bach khoa toàn thư


Người Nùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Nùng
Nung woman.jpg
Quần áo thường ngày của phụ nữ người Nùng
Tổng dân số
856.412[1] (1999)
968.800 (2009)[2]
Khu vực đông người sinh sống
Việt NamLạng SơnCao BằngBắc Giang,Hà GiangThái Nguyên và Đắk Lắk (di cư)
Ngôn ngữ
Tiếng Nùng, tiếng Việt
Tín ngưỡng
Thờ tổ tiên
Nhóm dân tộc liên quan
Người Choang
Dân tộc Nùng (các nhóm địa phương: Nùng XuồngNùng GiangNùng AnNùng LòiNùng Phàn SìnhNùng CháoNùng InhNùng Quy RịnNùng Dín[3]) thuộcnhóm ngôn ngữ Tày-Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng SơnCao BằngBắc KạnThái NguyênBắc GiangTuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang (Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Dân số và địa bàn cư trú

Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người[1], năm 2009 là 968.800.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63tỉnhthành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng(157.607 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người),Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)[2]...

[sửa]Đặc điểm kinh tế

Nguồn sống chính của người Nùng là lúa và ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Người Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýthồng... Hồi là cây quí nhất của người Nùng, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

[sửa]Văn hóa

Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của người Nùng là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của người Nùng.
Làn xách dùng dựng rau quả, ngũ cốc
Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.
Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.
Người Nùng ăn cơm tẻ là chủ yếu. Trong những ngày lễ, tết, người Nùng thường làm nhiều loại bánh từ gạo và có tục uống rượu bằng thìa. Họ thường ăn cơm trưa 2 giờ chiều, tối thường ăn 8 giờ tối.

[sửa]Trang phục

Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên và như thế được xem là làm đẹp, là người sang trọng. Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm miếng nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút. Người Nùng có 13 nhánh và mỗi nhánh lại có ngôn ngữ cũng như trang phục khác nhau (Nên rất khó để xác định một trang phục nào là trang phục chuẩn cho người Nùng.

[sửa]Nhà cửa

Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ưa thích của họ. Nhà thường khá to, rộng, có ba gian, vách thường bằng gỗ và lợp ngói máng. Nhà đất hiện nay là hiện tượng khá phổ biến ở vùng người Nùng.
Nhà được chia làm hai phần bởi vách ngăn, trừ một lối đi ở gian giữa, phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình. Phần ngoài, dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Phía sau nhà có cầu thang phụ, ở đấy có máng nước dùng để tắm rửa. Phân chia này cũng áp dụng đối với khách là nam hay nữ.
Nhà của người Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Bộ khung nhà Tày-Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy cột.
Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng:
  • Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo.
  • Đệ liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột.
Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày-Nùng trên cơ bản là giống nhau, mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.
Nói đến nhà Tày-Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40–60 cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp.

[sửa]Quan hệ gia đình

Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục Nùng, dù là con anh, con em, con chị... ai nhiều tuổi hơn được gọi là anh, là chị. Người Nùng có thói quen ít khi gọi thăng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của đứa cháu đầu, con đầu của họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ.
Việc dựng vợ, gả chồng do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đình sự ưng thuận của con cái và lá số của đôi nam nữ...
Sau ngày cưới cô dâu chưa ở hẳn bên nhà chồng, mà chỉ có mặt khi nhà chồng có công việc bận rộn, lễ tết. Và phải có người sang đón nàng dâu về nhà chồng giúp việc. Tình trạng này kéo dài cho đến lúc sắp có con. Người phụ nữ khi đã đi lấy chồng xem như hoàn toàn phụ thuộc nhà chồng. Nếu ly dị, đi lấy người khác thì phải trả lại tiền cưới, để lại của cải hồi môn và con cái...

[sửa]Tín ngưỡng

Người Nùng thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bàn thờ tổ tiên có bài vịlư hương và được đặt vào nơi trang trọng nhất. Ngoài ra, mỗi nhà còn thờ bà mụ Mẹ Hoa (Thần bảo hộ trẻ nhỏ), mẹ cửa (thần trông nhà). Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương. Ngày lễ, tết có cúng chèrượu và các món ăn. Người Nùng cúng ma sàn (pi thang sàn) và các cô hồn đầu ngõ vào dịp tết nguyên đán. Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổ côngthổ địa. Các thầy tàothầy mo theo ý tưởng từ xưa họ có khả năng tiếp xúc với các loại ma thần nên được gọi là "cân thả hụng" (người mắt sáng). Họ hành nghề cúng bái, cầu sự tốt lành cho người dân. Vì thế họ được mọi người kính nể.

[sửa]Chữ viết

Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian[4].
Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt [4].

[sửa]Người Nùng trong lịch sử

  • Nùng Trí Cao tức Nông Trí Cao, thủ lĩnh người Nùng ở châu Quảng Uyên xưa thời Lý nay là Cao Bằng, là người lập ra nước Nam Thiên Quốc sau đổi là Nam Việt rồi bị nhà Tống diệt.
Lo sợ bị nhà Tống trả thù, nhiều người Nùng chạy sang Ðại Việt lánh nạn và định cư luôn tại miền thượng du các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Người Kinh gọi các nhóm này là người Thổ (người địa phương), trong khi họ tự nhận là người Thái. Với thời gian, các nhóm này đổi tên thành người Thày (đọc trại từ chữ Thái) rồi Tày để phân biệt với các nhóm người Thái đã có mặt từ trước và cũng để phân biệt với người Nùng, cùng hệ ngôn ngữ, còn sinh trú ở Quảng Tây và Quảng Ðông. Từ thế kỷ 13, các nhóm Nùng không chịu nổi chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên (Mông Cổ), sau đó là nhà Minh (Hán) và nhà Thanh (Mãn Châu), đã từng đợt di cư vào Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trước, họ vẫn giữ tên gọi riêng là Nùng.
Trong thực tế, các nhóm Tày, Nùng và Thái tại Việt Nam chỉ khác nhau chút ít về cách ăn mặc và cách xây dựng nhà cửa, về văn hóa thì hoàn toàn giống nhau. Cộng đồng người Tày, Nùng hay Thái được các triều đình Việt Nam dành cho qui chế tự trị để tranh thủ sự ủng hộ, chính sách này có tên "kềm cương phụ đạo", nghĩa là tranh thủ cảm tình các vị thủ lãnh vì những người này có uy tín lớn trong cộng đồng của họ.
  • Ả Nùng, bà là người vợ của Nùng Tồn Phúc, thủ lãnh châu Quảng Uyên, và là mẹ đẻ của Nùng Trí Cao. Ả Nùng là người phụ nữ có tiếng nói quyết định trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của Nùng Trí Cao
  • Nùng Tôn Đản, tướng nhà Lý dưới quyền Lý Thường Kiệt, chỉ huy cánh quân bộ trong chiến dịch đánh sang Ung Châu.
  • Năm 1833, Nông Văn Vân, một tù trưởng Tày giữ chức tri châu Bảo Lạc (ngày nay thuộc tỉnh Hà Giang) tự xưng Tiết chế thượng tướng quân, đã cùng các tù trưởng Mường và một số làng Kinh ở miền trung du, do Nguyễn Quang Khả (tri châu Ðại Man) lãnh đạo, chiếm một vùng đất rộng lớn (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn lập căn cứ chống lại nhà Nguyễn. Nông Văn Vân là anh vợ của Lê Văn Khôi ở Gia Ðịnh bị vua Minh Mạng bắt về Huế xử trảm về tội làm phản, chính vì lo sợ bị trả thù ông mới nổi lên chống lại. Quan quân nhà Nguyễn phải vất vả lắm mới đánh bại Nông Văn Vân năm 1835, từ đó quan hệ giữa triều đình Huế và người thiểu số trở nên lạnh nhạt. Các nhóm Thái-Tày đã không những không hưởng ứng các đợt tấn công quân Thanh tại vùng biên giới mà còn hợp tác với quân Cờ Ðen, Cờ Trắng và Cờ Vàng đánh phá các làng xã người Kinh.
  • Thượng tướng Chu Văn Tấn
  • Đại tá Voòng A Sáng chỉ huy tiểu đoàn Nùng, đóng ở Quảng Ninh. Sau khi vào Nam tháng 7 năm 1954, quân số tiểu đoàn được mộ thêm để thành lập Sư đoàn 5 đóng ở Sông Mao, Bắc Bình Thuận. Những lính Nùng này cực kỳ thiện chiến và hung dữ, ngang ngạnh. Ngoài chỉ huy trực tiếp, họ không hề thần phục bất cứ ai, kể cả tổng thống. Khi nổi nóng, họ có thể cắy tai luôn cả một vị tướng nếu ông ta là người khiêu khích[cần dẫn nguồn]. Chính điều này làm Ngô Đình Diệm sợ dù ông cũng rất cần họ, nên đã xé lẻ Sư đoàn 5 ra. Bất mãn với hành động này, Voòng A Sáng bỏ ra nước ngoài, mặc cho đám lính Nùng di cư bị Diệm xé thành nhiều mảnh. Một bộ phận được điều về Liên đoàn Biệt động quân Quân khu Thủ đô, phiên thành 3 đại đội.
  • Kim Đồng, một thiếu niên được phong danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Tết của người Nùng Lạng Sơn

Thứ ba, 28/03/2012 - 09:42
Nhân dịp tết Nguyên đán 2010, chúng tôi có dịp tìm hiểu phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng Hua lài… Vì phạm vi bài viết nên chúng tôi chỉ đề cập đến phong tục ăn Tết của người Nùng Phàn Slình ở huyện Văn Quan.  
Nhìn chung, quan niệm Tết của người dân tộc Nùng ở Văn Quan gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị đón năm mới khá kỹ lưỡng. Tuy không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phên). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.    
Ở trong làng, những gia đình khá giả nhất định không thiếu được món bánh pẻng phạ (hay còn gọi là bánh trời) được làm cực kỳ công phu, khẩu sly (bánh bỏng), chè lam (giống bánh dẻo), các loại mứt và bánh rán. Phung xoòng (lạp xường) là món ăn có thể để dành ra Giêng. Món này không giống lạp xường của người Kinh làm. Phung xoòng có thể to bằng cổ tay, hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản của người Nùng mà chỉ trong những ngày Tết họ mới có cơ hội thưởng thức.
Tết của người Nùng Phàn Slình thực sự bắt đầu bằng bữa cơm giải xui chiều 30. Món ăn chính trong bữa cơm này là thịt vịt. Vì người Nùng coi vịt là loài động vật giải xui tốt nhất. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở toang cửa để lộc vào nhà. Trên bàn thờ tổ tiên gồm bánh chưng, gà thiến luộc kỹ, bánh kẹo, thịt lợn, đĩa ngũ quả, 2 cây vạn niên. Hương còn được thắp cạnh bếp, ngoài cửa. Người Nùng thắp hương không khấn, hương trên bàn thờ không được tắt mà phải thắp liên tục và điều cấm kỵ nhất là đêm 30 và đêm mùng 1 tết đốt lửa ngoài đường.    

Bàn thờ người dân tộc Nùng làm 2 tầng, tầng trên có 1 bát hương và có 5 hoặc 7 cái chén để thờ Nàng Tiên (Mẻ Nàng) tức thờ phật bà Quan âm Bồ Tát, không thờ những thứ có mỡ lợn, chỉ thờ hoa quả, bánh kẹo và bánh chưng không nhân. Nếu thắp hương chỉ thắp 1 nén. Tầng dưới nhất chỉ được đặt 2 bát hương và 9 cái chén để thờ ông, bà (bát hương cao thờ ông, bát hương thấp thờ bà). Tầng ngày thì được đặt lễ tùy vào gia chủ giầu hay nghèo. Bên cạnh bàn thờ chính còn có bàn thờ mụ, có 1 bát hương và 3 cái chén dành riêng cho thế hệ con, cháu.
Trang phục dân tộc truyền thống của thiếu nữ Nùng Phàn Slình Lạng Sơn

Ngày đầu Xuân người dân tộc Nùng thường xuống vườn cuốc đất trồng ngô, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khỏe, bình an vô sự. Những chàng rể mới phải lo đi tai (đi Tết bố mẹ vợ) mang theo các lễ vật như các loại bánh, hoa quả, gà thiến… Có nơi đồ lễ lên tới 120 cái bánh chưng. Có nơi nhất thiết phải có miếng thịt treo, cắt suốt chiều dài con lợn. Chàng rể lâu năm, thủ tục có phần đơn giản hơn, chủ yếu là bánh chưng và thịt lợn. 
Ngày xưa, từ mùng 1 Tết đến 15 tháng Giêng, thanh thiếu niên trong làng sẽ đến gia đình trưởng bản (hoặc thầy mo) tập đánh trống, chiêng (cọ nào), trẻ con thì tập đi khà kheo, xe đạp. Thông thường người Nùng tiễn các cụ, tức là tổ chức hóa vàng chủ yếu ngày mùng 2 chậm nhất là mùng 3Tết. Công việc quan trọng nhất là chuẩn bị ăn Tết lại vào Rằm tháng Giêng. Tết này họ ăn rất to, cũng mổ lợn, gói bánh…Ròng rã cả tháng sau Tết, người Nùng chỉ ăn, chơi và đi hội Lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu và chơi tá lả, tam cúc, phỏm, lảy cỏ. Đàn bà đi làm lấy ngày, rồi lại bận túi bụi vào làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách (nhất là khách từ xa đến). Vì thế bạn đến nhà người dân tộc Nùng, bạn không thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn 1 vài chén rượu chung vui.   
Phong tục ăn tết của người Nùng là vậy. Suy cho cùng, tuy phong tục của mỗi dân tộc có nét khác nhau nhưng tất cả đều cùng chung một ý nghĩ muốn xa rời cái ác, hướng tới cái thiện, cầu mong cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

hát sli để giữ hồn dân tộc (nùng)

 

  
cô HÀ MAI VEN
cô hà mai ven đang dậy con gái hát sli

Cô Hà Mai Ven, người được coi là “nghệ nhân sli” khẳng định như vậy khi nói về việc gìn giữ và lưu truyền điệu hát đặc trưng của người Nùng xứ Lạng
Tôi tìm đến nhà cô Hà Mai Ven (xóm Pò Nghiều, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đúng lúc đang có tiếng đàn tính trầm bổng. Vừa vào tới cửa nhà, người phụ nữ trạc “ngoại tứ tuần” đón khách bằng nụ cười hồn hậu: “Chú đến nghe đàn hay gặp ai?” – “Cháu vừa muốn nghe đàn vừa muốn gặp cô Hà Mai Ven chuyên hát sli ạ”. – Tôi đáp. kéo rộng cánh cửa, rồi đon đả mời: “Vào nhà uống nước đã nào...”.

Vào hẳn trong nhà, tôi nhận ra tiếng đàn tính đang trầm bổng là do cô gái ngồi phía trong đàn vọng ra. Thấy tôi tỏ ra tò mò, bà Ven bảo: “Con út nhà tôi đấy mà... Nó đàn hay hơn mẹ rồi...”.

Tôi ngỏ lời muốn tìm hiểu về điệu Sli của người Nùng xứ Lạng, bà Ven như được dịp trải lòng.

Từ học lỏm sli...

Theo giải thích của cô Hà Mai Ven: Cùng gọi là Sli nhưng Sli của các nhánh dân tộc Nùng có sự khác nhau. Chẳng hạn, với nhóm người Nùng Giang có Sli Giang; Nùng Cháo có Sli Sình Làng, Cổ Lẩu; Nùng Phản Slình có Sli Phản Slình... Mỗi làn điệu lại có cách thể hiện thế giới tâm hồn riêng thông qua những câu Sli. Nhưng, tất cả đều giống nhau ở cách biểu diễn là hát xướng.
Nội dung của hát sli phong phú và hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Nùng. Từ những hiện tượng tự nhiên như ngày tháng, trăng sao, cây cỏ, núi đồi,… đến các hiện tượng lịch sử, xã hội, lời mời chào,... đều có thể hát sli. Đặc biệt, đồng bào Nùng thường hát sli khi dịp Tết đến xuân về, khi đám gả cưới, lễ hội hay dịp mừng vui nào đó.... Khi điệu Sli vang lên trầm bổng là đồng bào đang đắm mình trong tiếng lòng của chính mình.

Chẳng hạn, với niềm vui mừng ngày sinh nhật, người Nùng có bài “Mừng sinh nhật”. Trong đó, có đoạn: “… vằn đay chảng phốc slẩu khay khoăn/ phúc lục mì đo cúng đảy pằng/ luục lan lừn cúng mì hảo ý/ tò hạ hất hử cống vằn khoăn…”(Nghĩa là: … ngày lành tháng tốt mừng sinh nhật/ con cái nhà ông hiếu thảo lành/ tiền của gia đình không mấy tiếc/ mong sao trả được công dưỡng nuôi…).

Cô khẽ cười, kể: “Tôi là người Nùng Cháo có điệu Sli Sình Làng. Từ khi còn nhỏ, tôi thường được nghe các anh chị, các cô, các bác ở trong làng thường hát Sli Sình Làng. Đặc biệt là những ngày đầu xuân năm mới, hoặc những đêm trăng sáng, nhiều đôi nam thanh nữ tú thường chia làm 2 nhóm (1 nhóm nam, 1 nhóm nữ) ngồi hát đối đáp với nhau. Ban đầu tôi tò mò nghe, rồi học lỏm hát theo. Dần dần, tôi thuộc nhiều bài Sli và mê mẩn nó lúc nào không hay”.

Và cứ thế, hằng ngày, cô bé Ven ngày ấy thường nhẩm hát Sli, rồi mỗi khi trong làng, trong xã có hát hò là đến xem và tranh thủ học lỏm. Chỗ nào không hiểu, không nhớ là hỏi các cụ bề trên, các anh, chị trong làng. Người biết ít thì dạy truyền miệng cho một vài câu, người biết nhiều thì dạy vài bài. Điều đặc biệt là “mặc dù thời điểm đó, nhiều bạn bè cùng trang lứa đua nhau đi học hát tiếng kinh, mặc quần áo và dùng đồ đạc của người kinh. Có người còn bảo tôi “dở” khi cứ học cái “cổ lỗ sĩ”. Có người còn bảo tôi hát để làm gì, có ai nghe những bài hát đó nữa đâu. Lãng phí thời gian quá. Nhưng tôi vẫn cứ thích học làn điệu Sli của dân tộc mình mà không giải thích được vì sao”- cô Ven nhấn mạnh.

…thành “nghệ nhân Sli xứ Lạng”

Vốn yêu thích và ham mê hát sli từ nhỏ nên khi lớn lên, những phong trào văn hoá văn nghệ của làng, của xã cô Ven đều hăng hái tham gia. Dần dần, làng trên xóm dưới đều biết tiếng cô Ven nhiệt tình, hát hay. Cũng nhờ đó, năm 1999, tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Hội thi Liên hoan dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn”, xã Thuỵ Hùng đã chọn cử cô Ven tham gia hội thi. Ngay từ vòng thi cấp huyện, cô Ven đạt giải A, và là 1 trong 5 tiết mục được chọn đi thi ở tỉnh. Nhờ chất giọng vừa cao vừa mượt mà khi thể hiện điệu sli xứ Lạng nên cô đạt Huy chương vàng của cuộc thi cấp tỉnh. Cô Ven nhớ lại: “Khi thấy tên mình được xướng lên đạt giải cao nhất, tôi hạnh phúc vô cùng. Lúc đó tôi nghĩ, thế là làng mình, xã mình được tiếng rồi... Điệu Sli quê mình hay lắm chứ...”.

Từ giải thưởng này, giới yêu dân ca và văn nghệ sĩ tỉnh Lạng Sơn thường quen gọi cô Ven với cái tên “nghệ nhân sli xứ Lạng”. Cũng từ đó, hằng năm, vào các dịp lễ hội, các sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh cô thường xuyên được mời hát sli xứ Lạng. Đặc biệt, Tết Trung thu năm 2000, cô được mời tham gia giao lưu văn nghệ tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Càng đi hát nhiều nơi, cô Ven càng nghĩ, bản thân các điệu sli là một kho tàng văn hóa vô giá của người Nùng. Do đó, “là người con của dân tộc Nùng, tôi cần phải giữ làn điệu này để khi đi giao lưu văn nghệ ở đâu, có thể đứng lên hát, giới thiệu quê mình mà không phải mượn một bài hát ở vùng khác. Tuy nhiên, nếu đi đâu cũng cứ mãi hát mấy bài cổ truyền sẽ đơn điệu, đồng bào dễ chán”.

Vì thế, trong những năm qua, cô Ven đã sáng tác hàng chục bài sli mới cho phù hợp với điều kiện xã hội đương đại. Chẳng hạn như các chủ đề: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, về quê hương, về sự thay da đổi thịt của đất nước, rồi cả về phòng chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS,…

Không những thế, vì lời bài hát sli thường là bằng tiếng địa phương nên khi tham gia diễn văn nghệ cho nhiều dân tộc khác nhau cùng nghe, cô Ven thường có sáng kiến giới thiệu nội dung bài hát bằng tiếng phổ thông trước, sau đó mới biểu diễn. Và, bí quyết là: “Khi hát phải bình tĩnh, thể hiện tâm trạng đúng với nội dung bài hát thì mới thể hiện hết được cái mượt mà, đằm thắm của làn điệu”. Không những thế, kinh nghiệm của cô Ven cho thấy: “Cái khó để hát sli hay, ngoài chất giọng tốt, phải tập trung, phải biết luyến láy. Nó luôn luôn có 2 câu, một câu luôn lên bổng, câu kia lại phải xuống trầm. Phải có sự cảm thụ văn bản, có cách thể hiện và làm sao để bài hát đó dễ đi vào lòng người nhất”.

Ví dụ, câu bổng là: “dỉ mầy ứ à, ti hới ới.../ Bưn ching, pi mới hỏi tò sàm ơi ới” (Nghĩa là: Bạn bè ơi, ơi bạn bè/ Đầu xuân năm mới về gặp nhau)

Còn câu trầm sẽ là: “Mì lăng đổi mới đảy tò tham” (Nghĩa là: Năm mới có gì vui, thì chia sẻ với nhau).

Trong lời sli có sự liên tưởng, ví von, thông qua những hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình con người. Do đó, dù trong lời hát là cây cối, trăng sao, năm, tháng... nhưng cuối cùng vẫn để nói về tình cảm, tâm trạng và nguyện vọng của con người. Và, hát sli không cần nhạc cụ đệm, vũ đạo đi kèm và có thể hát bất cứ lúc nào, chỗ nào, miễn là có đối tượng hát.

Trong bài “Sli mùa xuân”, có đoạn “… bưn ching pi mấư cỏ vìn sinh/ mọi cần hun hỉ mừng khay sân/ kin nèn quá dá phạ lìn tảu/ cụ ní làu dàng công ní tinh/ đung phia mảy mác bâu tâng slấng/ nộc dú chang lằng păn tói bân…”

Ý nghĩa đoạn này là: “… đón xuân năm mới được vui xuân/ ngày xuân năm mới được vui hội/ xuân đến hoa đua nở khắp rừng/ chim én thành đôi lượn cánh đồng…”.

Với hát sli, cô Ven cho rằng, khi hát được đệm sáo sẽ rất tuyệt vời. Và, không khí biểu diễn, khả năng truyền cảm sẽ tốt hơn nếu kết hợp với trang phục là áo tràm, quần sa-tanh, giày nhung, vấn khăn, vòng cổ....

Và những mong ước…

Cô Ven hay học lỏm hát Sli ngày xưa, “nghệ nhân sli xứ Lạng” ngày nay đã có chồng và 2 con khôn lớn, đều chăm ngoan học giỏi. Và, niềm vui lớn là bây giờ cả nhà cô Ven cũng ngấm và mê làn điệu này. Cô Ven bảo: “Hai đứa con mình đều biết hát nhiều bài cổ truyền của người Nùng mình đấy”. Bé Huệ, con út của cô Ven (năm nay học lớp 11), được mẹ dạy hát sli từ nhỏ. Hiện tại, Huệ đang theo học đàn tính và rất giỏi hát Then.

- “Tại sao không dạy Huệ hát sli như mẹ?” – Tôi hỏi. Cô Ven bảo: “Sở thích của cháu là đàn tính và hát then mà… Tôi không bắt con phải theo ý mình. Chỉ cần các cháu biết trân trọng vốn cổ của cha ông mà gìn giữ nó là mừng rồi”.

Khi hỏi về mong ước tương lai, cô Ven cười, bảo: “Tôi chỉ mong sao thế hệ trẻ không quay lưng với văn hóa gốc của dân tộc mình. Hiện nay, thế hệ trẻ “kinh hóa” nhiều quá. Những người đi trước nên giáo dục nhận thức cho các cháu và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Tôi ao ước có điều kiện mở lớp dạy đàn hát các làn điệu dân ca của dân tộc mình cho lớp trẻ. Hiện tại, tôi là Hội viên Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn (thuộc Trung tâm Văn hóa Tỉnh), ngoài việc đi biểu diễn, làm giám khảo các cuộc thi, dạy hát sli nhiều nơi trong tỉnh, cứ thứ 7, Chủ nhật hằng tuần tôi dành thời gian dạy các con học đàn, hát sli và các làn điệu khác”./

cô gái dân tộc nùng dăng quang hoa hậu các dân tộc việt nam

                                                                           ADMIN
                                    cô gái dân tộc nùng dăng quang hoa hậu các dân tộc việt nam

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

                                          trang phục thường ngày của người nùng

Người Nùng Bách khoa toàn thư " update by anh đạo pro


Quần áo thường ngày của phụ nữ người Nùng
Tổng dân số
856.412[1] (1999)
968.800 (2009)[2]

Khu vực đông người sinh sống
Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên và Đắk Lắk (di cư)
Ngôn ngữ
Tiếng Nùng, tiếng Việt
Tín ngưỡng
Thờ tổ tiên
Nhóm dân tộc liên quan
Người Choang

Dân tộc Nùng (các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín[3]) thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84 %). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang (Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang.Tổng dân số
856.412[1] (1999)
968.800 (2009)[2]

Khu vực đông người sinh sống
Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên và Đắk Lắk (di cư)
Ngôn ngữ
Tiếng Nùng, tiếng Việt
Tín ngưỡng
Thờ tổ tiên
Nhóm dân tộc liên quan
Người Choang

                                         cái rổ đựng hoa quả của người nùng



Dân số và địa bàn cư trú


Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người[1], năm 2009 là 968.800.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9 % dân số toàn tỉnh và 32,4 % tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1 % dân số toàn tỉnh và 16,3 % tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)[2]...

Đặc điểm kinh tế

Nguồn sống chính của người Nùng là lúa và ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Người Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quí nhất của người Nùng, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

Văn hóa

Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của người Nùng là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của người Nùng.


Làn xách dùng dựng rau quả, ngũ cốcNgười Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.

Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Người Nùng ăn cơm tẻ là chủ yếu. Trong những ngày lễ, tết, người Nùng thường làm nhiều loại bánh từ gạo và có tục uống rượu bằng thìa. Họ thường ăn cơm trưa 2 giờ chiều, tối thường ăn 8 giờ tối.

Trang phục

Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên và như thế được xem là làm đẹp, là người sang trọng. Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm miếng nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút. Người Nùng có 13 nhánh và mỗi nhánh lại có ngôn ngữ cũng như trang phục khác nhau (Nên rất khó để xác định một trang phục nào là trang phục chuẩn cho người Nùng.

Nhà cửa

Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ưa thích của họ. Nhà thường khá to, rộng, có ba gian, vách thường bằng gỗ và lợp ngói máng. Nhà đất hiện nay là hiện tượng khá phổ biến ở vùng người Nùng.

Nhà được chia làm hai phần bởi vách ngăn, trừ một lối đi ở gian giữa, phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình. Phần ngoài, dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Phía sau nhà có cầu thang phụ, ở đấy có máng nước dùng để tắm rửa. Phân chia này cũng áp dụng đối với khách là nam hay nữ.

Nhà của người Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Bộ khung nhà Tày-Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy cột.

Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng:

Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo.
Đệ liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột.
Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày-Nùng trên cơ bản là giống nhau, mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.

Nói đến nhà Tày-Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40-60 cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp.

Quan hệ gia đình

Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục Nùng, dù là con anh, con em, con chị... ai nhiều tuổi hơn được gọi là anh, là chị. Người Nùng có thói quen ít khi gọi thăng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của đứa cháu đầu, con đầu của họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ.

Việc dựng vợ, gả chồng do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đình sự ưng thuận của con cái và lá số của đôi nam nữ...

Sau ngày cưới cô dâu chưa ở hẳn bên nhà chồng, mà chỉ có mặt khi nhà chồng có công việc bận rộn, lễ tết. Và phải có người sang đón nàng dâu về nhà chồng giúp việc. Tình trạng này kéo dài cho đến lúc sắp có con. Người phụ nữ khi đã đi lấy chồng xem như hoàn toàn phụ thuộc nhà chồng. Nếu ly dị, đi lấy người khác thì phải trả lại tiền cưới, để lại của cải hồi môn và con cái...

Tín ngưỡng

Người Nùng thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bàn thờ tổ tiên có bài vị, lư hương và được đặt vào nơi trang trọng nhất. Ngoài ra, mỗi nhà còn thờ bà mụ Mẹ Hoa (Thần bảo hộ trẻ nhỏ), mẹ cửa (thần trông nhà). Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương. Ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn. Người Nùng cúng ma sàn (phi hang chàn) và các cô hồn đầu ngõ vào dịp tết nguyên đán. Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổ công, thổ địa. Các thầy tào, thầy mo theo ý tưởng từ xưa họ có khả năng tiếp xúc với các loại ma thần nên được gọi là cân thả hụng (người mắt sáng). Họ hành nghề cúng bái, cầu sự tốt lành cho người dân. Vì thế họ được mọi người kính nể.

Chữ viết

Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian[4].

Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt [4].

Người Nùng trong lịch sử

Nùng Trí Cao tức Nông Trí Cao, thủ lĩnh người Nùng ở châu Quảng Uyên xưa thời Lý nay là Cao Bằng, là người lập ra nước Nam Thiên Quốc sau đổi là Nam Việt rồi bị nhà Tống diệt.
Lo sợ bị nhà Tống trả thù, nhiều người Nùng chạy sang Ðại Việt lánh nạn và định cư luôn tại miền thượng du các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Người Kinh gọi các nhóm này là người Thổ (người địa phương), trong khi họ tự nhận là người Thái. Với thời gian, các nhóm này đổi tên thành người Thày (đọc trại từ chữ Thái) rồi Tày để phân biệt với các nhóm người Thái đã có mặt từ trước và cũng để phân biệt với người Nùng, cùng hệ ngôn ngữ, còn sinh trú ở Quảng Tây và Quảng Ðông. Từ thế kỷ 13, các nhóm Nùng không chịu nổi chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên (Mông Cổ), sau đó là nhà Minh (Hán) và nhà Thanh (Mãn Châu), đã từng đợt di cư vào Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trước, họ vẫn giữ tên gọi riêng là Nùng.

Trong thực tế, các nhóm Tày, Nùng và Thái tại Việt Nam chỉ khác nhau chút ít về cách ăn mặc và cách xây dựng nhà cửa, về văn hóa thì hoàn toàn giống nhau. Cộng đồng người Tày, Nùng hay Thái được các triều đình Việt Nam dành cho qui chế tự trị để tranh thủ sự ủng hộ, chính sách này có tên "kềm cương phụ đạo", nghĩa là tranh thủ cảm tình các vị thủ lãnh vì những người này có uy tín lớn trong cộng đồng của họ.

Ả Nùng, bà là người vợ của Nùng Tồn Phúc, thủ lãnh châu Quảng Uyên, và là mẹ đẻ của Nùng Trí Cao. Ả Nùng là người phụ nữ có tiếng nói quyết định trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của Nùng Trí Cao
Nùng Tôn Đản, tướng nhà Lý dưới quyền Lý Thường Kiệt, chỉ huy cánh quân bộ trong chiến dịch đánh sang Ung Châu.
Năm 1833, Nông Văn Vân, một tù trưởng Tày giữ chức tri châu Bảo Lạc (ngày nay thuộc tỉnh Hà Giang) tự xưng Tiết chế thượng tướng quân, đã cùng các tù trưởng Mường và một số làng Kinh ở miền trung du, do Nguyễn Quang Khả (tri châu Ðại Man) lãnh đạo, chiếm một vùng đất rộng lớn (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn lập căn cứ chống lại nhà Nguyễn. Nông Văn Vân là anh vợ của Lê Văn Khôi ở Gia Ðịnh bị vua Minh Mạng bắt về Huế xử trảm về tội làm phản, chính vì lo sợ bị trả thù ông mới nổi lên chống lại. Quan quân nhà Nguyễn phải vất vả lắm mới đánh bại Nông Văn Vân năm 1835, từ đó quan hệ giữa triều đình Huế và người thiểu số trở nên lạnh nhạt. Các nhóm Thái-Tày đã không những không hưởng ứng các đợt tấn công quân Thanh tại vùng biên giới mà còn hợp tác với quân Cờ Ðen, Cờ Trắng và Cờ Vàng đánh phá các làng xã người Kinh.
Thượng tướng Chu Văn Tấn
Đại tá Voòng A Sáng chỉ huy tiểu đoàn Nùng, đóng ở Quảng Ninh. Sau khi vào Nam tháng 7 năm 1954, quân số tiểu đoàn được mộ thêm để thành lập Sư đoàn 5 đóng ở Sông Mao, Bắc Bình Thuận. Những lính Nùng này cực kỳ thiện chiến và hung dữ, ngang ngạnh. Ngoài chỉ huy trực tiếp, họ không hề thần phục bất cứ ai, kể cả tổng thống. Khi nổi nóng, họ có thể cắy tai luôn cả một vị tướng nếu ông ta là người khiêu khích[cần dẫn nguồn]. Chính điều này làm Ngô Đình Diệm sợ dù ông cũng rất cần họ, nên đã xé lẻ Sư đoàn 5 ra. Bất mãn với hành động này, Voòng A Sáng bỏ ra nước ngoài, mặc cho đám lính Nùng di cư bị Diệm xé thành nhiều mảnh. Một bộ phận được điều về Liên đoàn Biệt động quân Quân khu Thủ đô, phiên thành 3 đại đội.
Kim Đồng, một thiếu niên được phong danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.

image


Văn hóa dân tộc nùng ở Esiên

                                         các cụ già nói chuyện trong ngày hội hảng pồ

                                                               múa lân trong lễ hội

                                                                       


dân tộc  khác cũng tham dự.không chỉ người nùng


Lễ hội Hảng Pồ - nét đẹp văn hóa dân tộc Tày, Nùng trên vùng đất Tây Nguyên
Cập nhật lúc 12:56, thứ 7, 28/01/2012 (âm lịch)
Trên con đường dẫn vào trung tâm xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ), những đôi nam thanh nữ tú, những người già, cùng các cháu nhỏ trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình (Tày, Nùng) háo hức, nhộn nhịp đến phiên chợ đầu xuân (lễ hội Hảng Pồ) để được vui trong chén rượu men lá đượm tình, những câu hát lượn, hát sli đắm say lòng người.

Dập dìu câu hát lượn, hát sli
Rời quê hương Cao Lộc (Lạng Sơn) vào mảnh đất Ea Siên lập nghiệp từ năm 1988, những người con đồng bào thiểu số Nùng, Tày ở vùng cao Việt Bắc luôn mang theo những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình khi đến vùng đất mới. Những câu hát lượn, hát sli, màn múa sư tử… đến những món ăn ẩm thực đặc sắc như: heo quay pha mật, rượu nấu bằng men lá đắm say những ánh nhìn. Lễ hội Hảng Pồ là hoạt động văn hóa tinh thần to lớn của đồng bào dân tộc phía Bắc, đây là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu; cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; là ngày hội giao duyên, tâm sự đầu xuân, chúc tụng nhau một năm mới hạnh phúc và may mắn… Cái hay của phiên chợ này là những câu hát sli, hát lượn mê say lòng người và đã là người Nùng, hầu hết ai cũng biết hát sli, hát lượn bởi ngoài việc ví, đối … lời hát còn được coi như hát giao duyên. Nó thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với những lời hát sli, hát lượn ví von, bóng bẩy, tinh nghịch, xa xôi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý.

Một điều đặc biệt của lối hát sli, hát lượn của dân tộc Tày, Nùng trong ngày hội Hảng Pồ là lời hát đôi khi không chỉ bao hàm nội dung mượt mà, tế nhị của chuyện tình cảm trai gái mà còn có cả muôn mặt của đời sống như các hiện tượng tự nhiên, các mốc thời gian cùng sự kiện nhân vật và lịch sử… đôi khi có cả những lời chào mời sang trọng, lời thách đố kiêu ngạo, đáng yêu… Họ hát giao duyên ngay từ khi khách đến ngoài ngõ, rồi những lời tâm sự, chuyện trò đến khi tiễn khách ra về đều bằng những câu hát làm say mê lòng người. Ngày hội, là dịp để thanh niên nam nữ các làng khác đến ở lại qua đêm để tìm hiểu, hẹn hò hoặc trổ tài hát sli, hát lượn với thanh niên nam, nữ trong làng. Đây là một lối hát đối đáp rất kịch tính giữa bên nam và nên nữ, họ hát từ trời chập choạng tối đến tận sáng hôm sau. Do đó, hành trang của thanh niên các làng đến tham dự ngày hội không chỉ có tiền bạc, áo quần, mà quan trọng nhất là kho kiến thức về điệu hát sli, hát lượn. Bởi nếu đến ngủ tại làng hội, khi thanh niên trong làng đến mời mà không biết hát thì sẽ bị khinh bỉ, cho là kẻ dốt nát. Cũng từ phiên chợ này, bằng những câu hát mượt mà, nhiều chàng trai, cô gái Tày, Nùng đã tìm được cho mình “một nửa” còn lại.
Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống
Xã Ea Siên là một địa phương có hơn 80% dân số là đồng bào Tày, Nùng. Trong những năm trước, cứ đến ngày 28 tháng giêng âm lịch, mọi người không ai bảo ai, họ lại tụ tập lại trên một vùng đất gần đồi núi để cùng vui hội đầu xuân. Đó đôi khi chỉ là những lời thăm hỏi, chuyện trò, động viên, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn của mọi người ở mỗi vùng đất khác nhau; những trò chơi dân gian như ném còn, múa sư tử… Dẫu chỉ có thế, nhưng ngày hội đã quá đỗi thân quen với mỗi người, dù đi xa làm ăn, nhưng ai cũng mong ngóng ngày hội để được trở về gặp nhau.

Khác với những lần trước, xuân năm nay, lễ hội đầu năm của dân tộc Tày, Nùng ở xã Ea Siên đã được chính quyền xã tổ chức quy mô, thu hút nhiều người ở các địa phương khác đến tham dự. Chị Hoàng Thị Dung, vượt đoạn đường dài từ huyện M’Drak đến tham dự ngày hội vui vẻ nói, mấy năm trước mình đều sang làng này dự hội để gặp gỡ giao lưu với mọi người. Nhưng năm nay, ngày hội đông vui hơn nhiều. Nói xong, chị lại quay sang để kịp hát đối đáp với những người bạn lâu ngày gặp mặt.
Đến đây, trẻ con được bố mẹ cho tiền ăn quà vặt; người già được gặp lại bạn cũ để chuyện trò, trao đổi việc làm ăn; thanh niên được thỏa sức vui chơi, tâm sự, tìm hiểu nhau… Ngày hội cũng là dịp để cho làng giới thiệu với khách những món ăn đặc sắc của dân tộc mình là heo quay và rượu men lá. Trong ngày này, mọi người từ già đến trẻ nhỏ đều vui vẻ, mọi nhà trong làng dù giàu hay nghèo cũng tất bật chuẩn bị mấy ký thịt heo quay, mấy vò rượu để tiếp khách đến thăm. Theo người dân quan niệm, nếu nhà nào được nhiều người đến chơi thì trong năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Anh Hoàng Viết Dũng, Trưởng Ban tổ chức lễ hội, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Siên tâm sự: “Lễ hội Hảng Pồ là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Mặc dù vào đây sinh sông đã hơn 20 năm, nhưng năm nào người dân cũng tự tổ chức lễ hội này để nhớ về quê hương đất tổ. Bây giờ, cuộc sống của mọi người đã bớt khó khăn, nên việc tổ chức ngày hội này cần được mở rộng để thu hút mọi người đến tham gia và tìm hiểu truyền thống của dân tộc mình”. Có thể nói, trước cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, thì việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc là việc làm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, làm tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc; đồng thời góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại